Về dự Lễ khai mạc Hội thi GVDG các môn Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học cấp THCS có đồng chí Trần Đăng Nghĩa - Phó trưởng phòng GD trung học - Sở GD&ĐT Hà Nội; Đồng chí Nguyễn Văn Hưng - HUV - Phó chủ tịch UBND huyện; Đồng chí Phạm Văn Ngát - Trưởng phòng GD&ĐT huyện; Đồng chí Nguyễn Thị Thắm - Phó chủ tịch liên đoàn lao động huyện; cùng toàn thể các đồng chí chuyên viên Phòng GD&ĐT, các đồng chí Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn và các giáo viên dự thi tại 17 trường THCS trên địa bàn huyện.
Thầy giáo Trần Đăng Nghĩa - Phó trưởng phòng Giáo dục trung học - Sở GD&ĐT Hà Nội tặng hoa chúc mừng Hội thi
Đồng chí Nguyễn Văn Hưng - HUV - Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì tặng hoa chúc mừng Hội thi
Đồng chí Nguyễn Thị Thắm - Phó chủ tịch liên đoàn lao động huyện Thanh Trì tặng hoa chúc mừng Hội thi
Năm học 2021-2022 vừa qua, đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với ngành giáo dục và đào tạo huyện. Một trong những ấn tượng đó là chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và có những bước tiến thể hiện ở chất lượng các kỳ thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT công lập. Có được kết quả nêu trên phải kể đến sự đầu tư có chiều sâu, vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, sự nhiệt huyết, trách nhiệm và nỗ lực của đội ngũ giáo viên toàn huyện, trong đó nhiều giáo viên được trưởng thành từ các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp được tổ chức thường niên. Thông qua hoạt động này đã nhân rộng những điển hình tiên tiến, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục Thanh Trì cũng như tạo cơ hội cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, để tạo nên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có ý nghĩa sâu rộng, có tác dụng tích cực, chúng ta còn phải kể đến vai trò chỉ đạo của các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn và vai trò của tổ nhóm chuyên môn các nhà trường. Sức mạnh của tinh thần, trí tuệ tập thể không chỉ tạo điều kiện để các thầy cô giáo tự tin thể hiện tài năng sư phạm của mình mà còn là một biểu hiện rất đẹp cho tình cảm, trách nhiệm của các nhà giáo.Nhìn lại những năm gần đây, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức, đó là việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa chống dịch vừa giảng dạy”, thực hiện duy trì và phát triển quy mô, đồng thời phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong bối cảnh như vậy, Hội thi GVDG cấp THCS huyện Thanh Trì là hoạt động chuyên môn thường niên quan trọng của đội ngũ các thầy cô giáo cấp THCS trong huyện, Hội thi được tổ chức một cách nghiêm túc từ cấp trường và qua đó đã cử được 51 giáo viên xuất sắc từ 17 trường THCS để vinh dự tham gia Hội thi hôm nay. Hội thi cũng là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Đây cũng là cơ hội để các giáo viên khẳng định bản thân, giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm trong dạy học xây dựng môi trường học tập năng động, hiệu quả cho HS. Đồng thời, qua Hội thi, tuyển chọn, công nhận và tôn vinh những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, là hạt nhân đại diện cho thầy cô giáo của huyện tham gia Hội thi GVDG cấp Thành phố.
Hình ảnh các thầy cô giáo và các em học sinh trong Lễ khai mạc hội thi
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các em học sinh trường THCS Đại Áng chào mừng Hội thi
Thầy giáo Phạm Văn Ngát - Trưởng phòng GD&ĐT phát biểu khai mạc hội thi
Sau Lễ khai mạc, các thầy cô giáo dự thi phần thi trình bày biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn giảng dạy. Mỗi thầy cô đã có nhiều sáng kiến hay trong quá trình giảng dạy nhằm khơi gợi sự say mê, tích cực học tập của học sinh, truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách khoa học, chất lượng và hiệu quả.
Các thầy cô giáo trong phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn
Với sự tuyển chọn và chuẩn bị một cách chu đáo cho Hội thi năm nay, chúng ta hy vọng sẽ được chứng kiến sự nỗ lực hết mình của các thầy giáo, cô giáo, thể hiện ở những bài giảng dự thi đầy tự tin, sáng tạo và đổi mới. Mỗi giờ dạy của các thầy cô giáo sẽ thực sự là một sản phẩm của tư duy theo hướng chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học theo tinh thần NQ số 29 về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT./.