Đây là một hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2024-2025 và cũng là kết quả từ thành công rực rỡ của Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non huyện Thanh Trì trong năm học này.
Tham dự buổi kiến tập có:
- Bà Nguyễn Thị Như Trang – Chuyên viên phòng GDĐT huyện Thanh Trì
- Bà Hoàng Thị Khánh Ly – Chuyên viên phòng GDĐT huyện Thanh Trì
- Giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và Công nghệ:
+ Cô giáo Trần Thị Yến - Thạc sĩ giảng viên cao cấp trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và công nghệ
+ Cô giáo Nguyễn Thị Mộng Dung - Giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và công nghệ
- Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi đưỡng và nhân viên nấu ăn, kế toán của các trường mầm non công lập, tư thục trên địa bàn huyện.
Ảnh: Quang cảnh của buổi kiến tập.
Buổi kiến tập nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Đây là cơ hội để các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) và cách thức phối hợp các loại thực phẩm để xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Tại buổi kiến tập, bà Nguyễn Thị Như Trang – Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ trong độ tuổi mầm non. Bà cho biết, công tác này không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ trong tương lai. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng thực đơn hợp lý và nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là công việc hết sức quan trọng.
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Như Trang
– Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì
Một trong những điểm mới trong chương trình kiến tập năm nay là không chỉ tập trung vào lý thuyết nâng cao kiến thức về nuôi dưỡng mà còn chú trọng vào việc nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ mầm non. Điều này giúp các cơ sở giáo dục mầm non có thể cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo tính đa dạng và dinh dưỡng cho trẻ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì cũng đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo về chương trình sức khỏe học đường và công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở cần tập trung nâng cao chất lượng bếp ăn, cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị bếp, và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ nhân viên nấu ăn.
Trong buổi kiến tập, các học viên đã được Thạc sĩ Trần Thị Yến – giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và Công nghệ chia sẻ về hai chuyên đề chính:
- Chuyên đề 1: Đổi mới xây dựng thực đơn – Cung cấp các kiến thức về cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
- Chuyên đề 2: Nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn – Hướng dẫn các kỹ thuật chế biến món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho trẻ.
Ảnh: Thạc sĩ Trần Thị Yến – giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và Công nghệ chia sẻ
Ngoài lý thuyết, các học viên còn được thực hành chế biến các món ăn cho trẻ mầm non dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Nguyễn Thị Mộng Dung - Giảng viên trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và công nghệ . Hai món bánh được các học viên thực hành chế biến là: Bánh sủi cảo thịt gà bắp cải và Bánh khoai môn. Đây là những món ăn phù hợp với bữa chính chiều và bữa phụ của trẻ mẫu giáo, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ảnh: Cô giáo Nguyễn Thị Mộng Dung – giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và Công nghệ chia sẻ cách chế biến các món bánh
Ảnh: Các học viên thực hành chế biến các món bánh cho bữa phụ trẻ mẫu giáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì cũng đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non trong huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu giao nhận thực phẩm đến quy trình chế biến, chia ăn và tổ chức bữa ăn cho trẻ. Các cơ sở cần thực hiện công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá để đảm bảo sự minh bạch và nâng cao niềm tin của phụ huynh vào chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Phòng GD&ĐT cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và chăm sóc trẻ, nhân rộng các mô hình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trên nền tảng công nghệ số, giúp cải thiện hiệu quả công tác giáo dục mầm non trong thời gian tới./.