Năm học 2022 – 2023 là
năm học thứ 3 triển khai chương trình GDPT 2018. Năm học này Bộ GD&ĐT tiến
hành triển khai thí điểm mô hình dạy học STEM cấp Tiểu học đối với một số quận
huyện của thành phố Hà Nội. Mặc dù Thanh Trì không nằm trong số các quận huyện
thuộc diện thí điểm triển khai giáo dục STEM nhưng ngay từ đầu năm học,
PGD&ĐT đã triển khai kế hoạch dạy
hoạt động trải nghiệm STEM. Kế hoạch đó được các nhà trường triển khai
đến toàn thể giáo viên.
Ngày 30/3, Đoàn công
tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ làm
trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Thanh Trì về việc triển khai thực
hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và công tác giáo dục STEM trên địa
bàn huyện. Đoàn công tác đã dự giờ học STEM của cô giáo Lan Phương trường THA
TT Văn Điển. Tiết dạy đã được các đ/c trong đoàn đánh giá cao và chỉ đạo
PGD&ĐT sẽ tổ chức thành CĐ cấp huyện để GV toàn huyện có dịp học tập và
trao đổi chuyên môn.
Thực hiện sự chỉ đạo
của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, sáng ngày 4
tháng 4 năm 2023, cô giáo Nguyễn Lan Phương, Trường tiểu học A Thị trấn Văn Điển đã thực hiện
thành công chuyên đề STEAM môn Khoa học lớp 4 – Bài: Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt (Tiết 2).Hoạt
động STEM: Làm vật giữ nhiệt thông minh.
Về dự và chỉ đạo chuyên đề có đồng chí Phạm Thị Vân Anh - Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì,
đồng chí Nguyễn Thị Hạnh - chuyên viên phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì, cùng
các thầy cô giáo là Phó Hiệu trưởng và giáo viên của các trường Tiểu học trên địa
bàn huyện.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, tiết học diễn ra vô cùng sôi nổi đã hiện
thực hóa việc học lý thuyết đi đôi với thực hành, kiến thức khoa học gắn liền
với ứng dụng thực tiễn trong hoạt động dạy học ở nhà trường. Các em học sinh
hào hứng thảo luận, thuyết minh phác thảo ý tưởng, sử dụng các vật liệu như gỗ,
nhựa làm vật cách nhiệt; trấu, xốp, giấy làm vật giữ nhiệt để tạo nên các sản phẩm
hữu ích trong cuộc sống hằng ngày.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, tiết học diễn ra vô cùng sôi nổi đã hiện
thực hóa việc học lý thuyết đi đôi với thực hành, kiến thức khoa học gắn liền
với ứng dụng thực tiễn trong hoạt động dạy học ở nhà trường. Các em học sinh
hào hứng thảo luận, thuyết minh phác thảo ý tưởng, sử dụng các vật liệu như gỗ,
nhựa làm vật cách nhiệt; trấu, xốp, giấy làm vật giữ nhiệt để tạo nên các sản phẩm
hữu ích trong cuộc sống hằng ngày.
Sau tiết dạy, các đồng
chí lãnh đạo cùng các giáo viên tham dự đã cùng trao đổi rút
kinh nghiệm. Tiết dạy được đánh giá cao về chuyên môn và
hình thức dạy học, đặc biệt là việc lồng ghép hoạt động STEAM hiệu quả. Các đồng chí
giáo viên trao đổi sôi nổi về chuyên môn cũng như những khó khăn
vướng mắc cùng tháo gỡ. Đồng chí Phạm Thị Vân Anh - Phó Trưởng phòng
GD&ĐT huyện Thanh Trì đã giải đáp về phương pháp dạy và thống nhất về
mục tiêu của bài dạy cũng như một số vấn đề quan trọng, cần thiết để tổ chức lồng
ghép hoạt động STEM trong các môn học, thống nhất về kế hoạch dạy học để các
tiết học sẽ luôn được đổi mới, sáng tạo và diễn ra phù hợp với nội dung bài học
và đối tượng học sinh của từng trường.
Buổi chuyên đề đã diễn
ra thực sự hiệu quả, qua đó các giáo viên tham dự có điều kiện
học hỏi, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà
trường.
Sau đây là hình ảnh sản phẩm STEM của các
em trong tiết học: